| Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá tía tô
Tía tô là loại thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe. Không chỉ làm rau gia vị cho các món ăn, lá tía tô thường được biết đến với công dụng giải cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, lá tía tô cũng có thể trị bệnh mất ngủ, căng thẳng thần kinh…
Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không chỉ là một loại rau thơm, tía tô còn được dân gian coi là thảo dược, là một trong số khoảng 8 loài cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae).
Tía tô vị cay, mùi thơm. Có 2 loại tía tô, đó là tía tô mép lá phẳng có màu tía nhạt, ít thơm; còn tía tô mép lá quăn màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng làm thuốc hay hơn. Cây được trồng ở khắp nơi để làm thuốc và làm rau ăn.
Lá tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Công dụng chữa bệnh từ lá tía tô:
Chữa dị ứng
Khi dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh, lấy ngay 1 nắm lá tía tô rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt uống, còn bã đắp hay xát lên nơi ngứa, dị ứng sẽ khỏi. Lưu ý tránh gió và không được dầm nước.
Khi dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh, lấy ngay 1 nắm lá tía tô rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt uống, còn bã đắp hay xát lên nơi ngứa, dị ứng sẽ khỏi. Lưu ý tránh gió và không được dầm nước.
Chữa chứng cảm mạo
Lấy lá tía tô tươi từ 15-20 g, giã nát, rồi cho nước sôi vào khuấy đều, gạn lấy nước uống. Hoặc lấy lá tía tô rửa sạch thái nhỏ sợi, trộn vào cháo ăn nóng rồi nằm đắp chăn cho ra mồ hôi sẽ khỏi cảm. Khi mồ hôi đã ra thì lấy khăn khô lau sạch và thay quần áo khác.
Có thể sử dụng lá tía tô để giải cảm
Trị căng thẳng và mất ngủ
Mất ngủ và căng thẳng là căn bệnh phổ biến ngày nay. Kết hợp lá tía tô với các loại thảo dược khác như cúc La Mã (chamomile) hoặc cây nữ lang (valerian) có thể làm giảm 2 triệu chứng trên.
Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào, giúp ngừa bệnh ung thư.
Bệnh về đường ruột
Uống nước trà lá tía tô giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh về đường ruột cũng như dạ dày. Khi dùng chung với lá bạc hà và các loại thảo dược khác, lá tía tô giúp xoa dịu triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng…
Ngoài ra, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch, giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.
Lấy lá tía tô tươi từ 15-20 g, giã nát, rồi cho nước sôi vào khuấy đều, gạn lấy nước uống. Hoặc lấy lá tía tô rửa sạch thái nhỏ sợi, trộn vào cháo ăn nóng rồi nằm đắp chăn cho ra mồ hôi sẽ khỏi cảm. Khi mồ hôi đã ra thì lấy khăn khô lau sạch và thay quần áo khác.
Có thể sử dụng lá tía tô để giải cảm
Trị căng thẳng và mất ngủ
Mất ngủ và căng thẳng là căn bệnh phổ biến ngày nay. Kết hợp lá tía tô với các loại thảo dược khác như cúc La Mã (chamomile) hoặc cây nữ lang (valerian) có thể làm giảm 2 triệu chứng trên.
Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào, giúp ngừa bệnh ung thư.
Bệnh về đường ruột
Uống nước trà lá tía tô giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh về đường ruột cũng như dạ dày. Khi dùng chung với lá bạc hà và các loại thảo dược khác, lá tía tô giúp xoa dịu triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng…
Ngoài ra, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch, giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.
Bảo An (tổng hợp) | Nguồn tin Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
www.nguontinviet.com