nguontinviet.com

Tìm Kiếm

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Học cách tha thứ và yêu lại từ đầu

Bạn từng đau đớn, uất hận tới mức muốn anh ta biến mất khỏi trái đất này ngay lâp tức. Song, đó là chuyện của quá khứ, còn hiện tại, bạn đã đồng ý quay lại với chàng, mọi chuyện sẽ không dừng lại ở cái gật đầu.

Nếu không muốn bản thân một lần nữa phải chìm đắm trong đau khổ của tình yêu tan vỡ, bạn nên nhanh chóng dọn dẹp “đống hỗn độn” trong lòng và mỉm cười để tự tin yêu lại từ đầu.



Gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực

Chấp nhận quay lại với chàng đồng nghĩa với việc bạn phải gạt bỏ mọi sự hờn giận, căm phẫn, nghi ngờ trước đây để tin và yêu chàng một lần nữa. Ảnh minh hoạ.

Bạn không thể yêu một người mà trong lòng luôn dằn vặt hay nghĩ tới những điều đau khổ trong quá khứ được. Hai bạn có thể từng chia tay vì nhiều lý do như sự xuất hiện của người thứ ba, sự nhàm chán, cãi vã hoặc không tin tưởng nhau… Song một khi chấp nhận quay lại với chàng đồng nghĩa với việc bạn phải gỡ bỏ mọi sự uất hận, căm phẫn, nghi ngờ trước đây để tin và yêu chàng một lần nữa.

Nếu cả ngày bạn chỉ ngẩn ngơ với câu hỏi liệu anh ấy còn yêu mình không hay liệu anh ấy còn yêu cô ta không thì chuyện tình của bạn và chàng sẽ nhanh chóng rơi vào bế tắc. Và biết đầu một ngày lại “đường ai nấy đi”.

Thế nên tốt nhất bạn hãy gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực, mở lòng mình để con tim có cơ hội vui trở lại.

Đừng biến mình thành “cái máy biết nói”

Phụ nữ thường mắc bệnh nói nhiều, thậm chí nói đi nói lại một vấn đề. Và hiển nhiên, những chuyện làm họ buồn phiền, đau đớn thì họ sẽ nhớ “dai hơn đỉa đói” và “nhai đi nhai lại”. Đây thực sự là điều ác mộng đối với cánh mày râu.

Bạn nên nhớ rằng, chàng cũng chẳng dễ dàng gì để bắt đầu mối quan hệ từng đổ vỡ này. Suy nghĩ lo lắng xen chút tội lỗi và ám ảnh của quá khứ đã đủ khiến chàng đau đầu lắm rồi. Thế nên đừng hành hạ chàng bằng những lời dằn vặt, ca thán, chàng sẽ thực sự xì trét và mệt mỏi đó.

Bước qua nỗi đau và thật sự tha thứ

Chẳng dễ dàng gì cho một cô gái để bước qua nỗi đau, tha thứ và tiếp tục đặt niềm tin vào một người từng khiến mình tổn thương. Thế nhưng bạn phải hiểu rằng ai cũng có lần từng vấp ngã, bản thân bạn cũng không thể tránh được những lỗi lầm.

Một khi chàng đã nhận ra sai lầm của mình, xin lỗi và mong bạn cho một cơ hội để sửa chữa thì cớ gì, một người còn yêu chàng như bạn không “liều mình” tha thứ và tin tưởng chàng một lần nữa. Sự vị tha của bạn chắc chắn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.

Giúp chàng thay đổi

Hai bạn từng có thời gian gắn bó, từng yêu từng hận, từng chia tay vì thế cả hai sẽ hiểu nhau hơn rất nhiều. Trong thời gian đau khổ vì tình yêu tan vỡ, chắc chắn bạn đã phần nào “mổ xẻ” nguyên nhân hai người đường ai nấy đi. Và đây sẽ là thời điểm thích hợp nhất để hai bạn “điều trị” trái tim đang tổn thương của mình.

Hãy nói hết với nhau những điều hài lòng và chưa hài lòng về đối phương. Những điều cả bạn và chàng hy vọng đối phương sẽ thay đổi cho phù hợp hơn. Cởi mở, chân thành, tích cực và thật lòng muốn vun đắp cho tình yêu sẽ là chìa khoá vàng để hai bạn hàn gắn lại những mảnh ghép vỡ vụn trước đó.

Tin tưởng vào tương lai tươi sáng


Một bí quyết vô cùng quan trọng cho những cô nàng muốn tha thứ và yêu lại từ đầu chính là niềm tin – tin tưởng bản thân, tin tưởng người ấy và tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.


Chẳng ai có thể biết trước tương lai song ngày mai nằm trong tay bạn, vì thế, hãy suy nghĩ tích cực và cùng người ấy vun đắp cho tình yêu của mình. Có như vậy, bạn mới có thể chạm tay vào hạnh phúc một lần nữa.

Viet Bao.vn (Theo Tri thức)

Nguồn : Học cách tha thứ và yêu lại từ đầu Đăng ký bản tin : Cuộc Sống, Phụ nữ và Gia Đình, Tình Yêu, yêu

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Một chiếc áo của thương hiệu này có giá lên tới vài chục triệu đồng. Vấn đề nằm ở chỗ, tại sao chúng lại đắt đến như vậy?

Những chiếc áo khoác trông có vẻ rất bình thường dưới đây từng bị một trường trung học tại Anh cấm học sinh sử dụng. Lý do thì, bạn sẽ không tin nổi đâu: Chúng quá đắt.
Bí mật thương hiệu: Chiếc áo khoác nhìn tầm thường nhưng lại đắt đến khủng khiếp, từng bị trường học Anh cấm học sinh sử dụng - Ảnh 1.
Đây là những chiếc áo lông ngỗng của hãng Canada Goose, với mức giá rơi vào khoảng 500 đến 1500 USD (khoảng 11,5 triệu đến hơn 35 triệu đồng). Nhưng bất chấp cái giá đắt đỏ ấy, nó vẫn rất phổ biến tại phương Tây, chứ không chỉ trong các trường trung học của Anh Quốc. Và để ngăn hiện tượng khoảng cách giàu nghèo, trường Woodchurch của Anh đã ra quyết định cấm các học sinh sử dụng loại áo này.
Vấn đề là tại sao lại đắt đến như vậy? Trong chiếc áo này có gì chứ?
Bí mật thương hiệu: Chiếc áo khoác nhìn tầm thường nhưng lại đắt đến khủng khiếp, từng bị trường học Anh cấm học sinh sử dụng - Ảnh 2.

Khởi đầu từ một thương hiệu bình dân

"Canada Goose ban đầu chỉ là thương hiệu dành cho tầng lớp lao động tại Canada," - trích lời Pamela Danziger, một chuyên gia nghiên cứu thị trường hàng xa xỉ.
Canada Goose được thành lập năm 1957 tại một nhà kho ở Toronto bởi Sam Tick, và ban đầu nó có tên là Metro Sportswear. Đến thập niên 1980, người ta sử dụng áo khoác của công ty tại những nơi lạnh bậc nhất thế giới. Thậm chí, nó trở thành một quy chuẩn trang bị trong các chuyến thám hiểm tới Nam Cực. Năm 1982, Laurie Skreslet trở thành người Canada đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, và thứ ông khoác lên mình chính là chiếc áo của Canada Goose. 
Nhưng những chiếc áo của Canada Goose có điểm gì đặc biệt? Đầu tiên, công ty sử dụng lông vũ chất lượng cao của cộng đồng Hutterite - một trong những loại lông vũ chất lượng hàng đầu thế giới. Theo những gì được quảng cáo, lông vũ của họ có thể làm gián đoạn lưu thông không khí, qua đó bảo vệ cơ thể khỏi những luồng gió lạnh cắt da thịt.
Qua thử nghiệm thực tế, áo của Canada Goose có thể chịu đựng được nền nhiệt xuống tới âm 30 độ C. Và với chất lượng như vậy, chắc chắn mức giá đi kèm là không rẻ. Chẳng hạn như áo lông chồn tại phương Tây cũng có giá thành tới hơn 100 đô mỗi chiếc rồi. 

Trở thành mặt hàng xa xỉ

"Việc một chiếc áo có công dụng chất lượng như thế là thứ người ta cần trong cuộc sống hàng ngày. Và quả thực việc nhìn thấy một thương hiệu mang lại điều đó trở thành hàng xa xỉ là điều khá hiếm thấy, nhưng Canada Goose đã làm rất thành công," - Danziger nhận định.
Sang đầu thập niên 2000, Canada Goose có một CEO mới. Đó là Dani Reiss - cháu trai của Sam Tick, người đồng thời cũng là chủ tịch của công ty. Và Reiss chính là người đã đưa Canada Goose trở thành thương hiệu xa xỉ trên thị trường may mặc toàn cầu.

Reiss bắt đầu bằng việc mở rộng thương hiệu tại Stockholm (Thụy Điển). Ông tuyên bố rằng hàng của công ty chỉ có số lượng giới hạn, nhưng điều này chỉ càng làm nhu cầu tiêu thụ tăng lên. Rốt cục, độ phủ của thương hiệu lan tỏa đi khắp châu Âu.
Sau đó, Reiss nhắm đến nước Mỹ. Những chiếc áo của Canada Goose trở thành dạng đồng phục phi chính thức dành cho các đoàn làm phim trong thời tiết giá lạnh. Và rồi đến năm 2004, những chiếc áo của họ xuất hiện trên màn bạc.
Từ đây, Reiss tiếp tục chiếm lĩnh thị trường bằng các bộ phim, với những bản hợp đồng tài trợ cho liên hoan phim tại vùng lạnh. Doanh số tại Mỹ thậm chí còn lập kể lục vào năm 2013, khi Kate Upton diện một chiếc áo của Canada Goose trên bìa tạp chí Sports Illustrated.
Susan Fournier - Hiệu trưởng ĐH Boston (Mỹ) chia sẻ: "Marketing văn hóa là cách để đưa một sản phẩm hiện diện trong đời sống của cư dân, và cách quảng cáo của họ là để cho thấy sản phẩm thực sự đi cùng đời sống của người dùng." 
"Nhờ vào điều này, họ đã nâng cao vị thế của thương hiệu, và đó là cách để Canada Goose tiến vào thị trường hàng xa xỉ," - Danziger bổ sung.

Những chỉ trích về đạo đức

Việc Canada Goose sử dụng lông vũ từ động vật cũng mang đến cho họ một số hậu quả. PETA (Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật) đã từng tổ chức tuần hành chống lại cách làm việc của Canada Goose, yêu cầu họ sử dụng các phương pháp thay thế, không ảnh hưởng đến động vật.
Nhưng bất chấp điều đó, công ty vẫn giữ nguyên quan điểm và ngày càng trở nên vượt trội. Cuối năm 2013, Reiss bán lại phần lớn cổ phần cho quỹ đầu tư Bain Capital, cho phép công ty mở rộng thị trường tới Toronto và Winnipeg, rồi cuối cùng mở được cửa hàng ngay tại thành phố New York. Quá trình mở rộng này diễn ra trong 4 năm sau đó, để rồi đến năm 2017, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Bí mật thương hiệu: Chiếc áo khoác nhìn tầm thường nhưng lại đắt đến khủng khiếp, từng bị trường học Anh cấm học sinh sử dụng - Ảnh 4.
Trong ngày đầu mở bán, giá cổ phiếu của Canada Goose tăng tới 25%, và có xu hướng tăng liên tục suốt năm 2018. Theo báo cáo thống kê, giá trị của công ty tăng từ 291 triệu đô Canada lên hơn 591 triệu - bước nhảy tới 77%.
"Sự sang trọng công ty thể hiện phù hợp với một nhóm người tiêu dùng mới: những người kiếm ra tiền nhưng chưa đủ giàu. Với những người này, các mặt hàng xa xỉ mới thực sự thu hút họ," - Danziger nhận định.
Canada Goose đã thành công khi tìm ra một khoảng trống, nằm giữa các thương hiệu nhỏ như Patagonia và các thương hiệu sang hẳn như Moncler và Prada. Năm 2018, doanh số công ty chiếm 6% trong số thị trường 11 tỉ đô về thời trang xa xỉ trên toàn cầu.
Nguồn: Business Insider


Phổ Biến

 
Thực Phẩm Hữu Cơ
Public group · 4,753 members
Join Group
Chợ Thực Phẩm Sạch
 

Translate

Giải Pháp Doanh Nghiệp

Bách Khoa Thư

Bài Viết Liên Kết

  • Mới đây, theo truyền thông đưa tin, Kilo - một startup hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B (Business to Business) tại Việt Nam đã ngừng ho...
  • Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – HoSE: MBB) với mục đích là đầu tư tà...
  • Nếu như trong bếp nhà bạn chưa từng xuất hiệu cải cầu vồng, thì bây giờ chính là thời gian để thử nghiệm loại rau mới này. Phổ biến như cải xoăn, cải cầu ...
  • *Bạn có bao giờ thắc mắc người Hàn ăn gì vào dịp Tết trung thu không? Câu trả lời là họ cũng ăn bánh trung thu , có điều khác bánh trung thu người Việt ...
  • [image: ngoc trinh] Nếu bạn thấy ảnh này ?
  • [image: ngoc trinh] Source : Tuyetsac,Com